Đó là một trong 5 phương án Quỹ phát triển hạ tầng vùng được nêu tại hội thảo cơ chế tài chính và đầu tư phát triển vùng Đông Nam Bộ,ĐềxuấtmôhìnhngânhàngchínhsáchgiúppháttriểnhạtầngĐôngNamBộtống vũ kỳ do Viện nghiên cứu phát triển TP HCM và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 6/10.
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng có diện tích hơn 23.560 km2, dân số hơn 18,7 triệu người (năm 2021), đóng góp 32% GDP của cả nước. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt nhiều thách thức như: mạng lưới hạ tầng nội vùng và liên vùng thiếu dẫn đến ùn tắc giao thông, ô nhiễm nguồn nước, chênh lệch phát triển giữa các địa phương, nguồn lực bị phân tán...
Tại hội nghị hồi tháng 3 về hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP HCM với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đề xuất cần xây dựng Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng để có kinh phí, ngân sách đầu tư đường, dự án liên vùng, kết nối các địa phương trong vùng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nói việc nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng là một nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ công bố hồi tháng 7.
Theo phương án WB đưa ra, việc thành lập quỹ phát triển hạ tầng vùng như một ngân hàng chính sách mới khắc phục được những bất cập của mô hình quỹ đầu tư phát triển địa phương và Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Với nền tảng pháp luật hiện tại tương đối vững chắc, phạm vi hoạt động đủ rộng, nhóm nghiên cứu cho rằng đây sẽ là tổ chức tài chính chuyên nghiệp theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế. Điều này giúp các cá nhân, tổ chức có đủ niềm tin góp vốn với Quỹ để đầu tư cho các dự án hạ tầng vùng.
Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, vốn đóng góp của Quỹ do cả Chính phủ và UBND cấp tỉnh trong vùng. Ngoài vốn chủ sở hữu, Quỹ được phép huy động vốn từ trái phiếu, ODA và các nguồn vốn hợp pháp từ các đơn vị khác.
Ngoài phương thức làm trên, nhóm nghiên cứu WB còn kiến nghị 4 phương án để phát triển hạ tầng của vùng như: mở rộng chức năng quỹ đầu tư phát triển địa phương hiện hành; lập quỹ phát triển hạ tầng vùng trên cơ sở sáp nhập một số quỹ đầu tư phát triển địa phương; nâng cấp Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP HCM; tái cấu trúc Ngân hàng phát triển Việt Nam để cấp vốn cho các địa phương thực hiện dự án vùng.
TS Trần Du Lịch cho rằng quỹ phát triển hạ tầng vùng phải tập trung vào các cao tốc, đường sắt đô thị liên vùng, hạ tầng cảng biển, xử lý chất thải, năng lượng sạch. Đây là những dự án cần số vốn rất lớn, quỹ cần có cách tổ chức khác với các quỹ phát triển địa phương hiện nay. Tổ chức này cũng cần có cơ chế độc lập, quản lý bởi đội ngũ chuyên nghiệp chứ không phải công chức hành chính.
Theo ông Lịch, nguồn vốn của quỹ không dựa hẳn vào ngân sách, mà bao gồm một phần vốn nhà nước, số còn lại huy động trong và ngoài nước. Quỹ phải có quyền phát hành trái phiếu quốc tế và trong nước để huy động vốn; có cơ chế đầu tư để thu hồi vốn bổ sung trở lại cho quỹ...
Lê Tuyết